Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và chuẩn phong tục nhất

 Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.

Ý nghĩa ngày cúng ông Công ông Táo

Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.



Lễ cúng ông Công, ông Táo phải có 3 chiếc mũ

Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình

Mâm cúng ông công ông táo gồm những gì?

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình. Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất theo phong tục truyền thống ngày tết của người Việt thông thường bao gồm:

1 đĩa gạo

1 đĩa muối

5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 bát canh mọc hoặc canh măng

1 đĩa xào thập cẩm1 đĩa giò

1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

1 đĩa chè kho1 đĩa hoa quả

1 ấm trà sen 3 chén rượu

1 quả bưởi

1 quả cau; lá trầu

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày đã giản tiện hơn, nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình để bày biện cho hợp lý.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng Táo quân truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng”.

Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chầu trời

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ cúng, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.

Có nhiều bản văn khấn cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp này. Các bài khấn cúng ông Công ông Táo phải đầy đủ, bài bản. Điều này thể hiện sự trang trọng, tôn nghiêm của con cháu với gia tiên. Nên khi chọn bài văn khấn ngày 23 tháng Chạp các gia đình phải hết sức lưu tâm đến nội dung của bài khấn.

Dưới đây là bài văn khấn bạn có thể tham khảo:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy Thần tài vị tiền

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này

Tín chủ con là.............................................

Ngụ tại......................................................

Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cúng ông Công ông Táo về trời vào giờ, ngày nào đẹp nhất?

Theo phong tục dân gian, mâm cơm và các lễ vật cúng ông Táo phải đặt ở ban thờ trong bếp. Khi cúng phải để lửa trong bếp cháy rực và thắp 3 nén nhang cạnh bếp (chuẩn bị một cốc gạo đặt cạnh bếp để cắm hương).

Lễ cúng phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23/12 âm lịch và đọc bài cúng ông công ông Táo theo phong tục. Tuỳ theo điều kiện và thời gian mà có thể cúng vào buổi trưa hoặc chiều tối ngày 22 tháng Chạp đều được.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hoá, thời gian cúng tốt nhất là từ 11 giờ – 13 giờ. Do đó gia chủ cần cố gắng thu xếp thời gian và chuẩn bị lễ vật đầy đủ để cúng lễ vào khung giờ trên.

Lễ cúng ông công ông Táo cũng là lúc chuẩn bị cho một năm mới an vui. Đầu năm mới, nét văn hoá của người Việt cũng gắn liền với những món quà tặng ý nghĩa đầu xuân. Đây cũng giống như những lời chúc tốt lành đến bố mẹ, ông bà, bạn bè, đồng nghiệp.

Những điều lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Trước khi đọc văn khấn bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự, để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần. Đặc biệt, khi đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ ràng, rành mạch. Ngoài ra, trong quá trình khấn thì không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

Khi cúng ông công ông táo thì gia chủ cần cúng trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp và không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp. Khi thả cá chép thì nên để thấp và thả nhẹ xuống mặt nước, tránh thả cá chép từ trên cao xuống. Ngoài ra, việc chuẩn bị mâm cơm cúng, lễ vật cúng, trái cây, rượu, trà... cũng quan trọng không kém trong nghi thức tiễn ông Công ông Táo về trời.

Mỹ Tiên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuổi Tuất hợp và khắc với tuổi nào khi làm ăn và kết hôn?

Golden Gift VietNam

Tuổi Tỵ hợp, xung khắc với tuổi nào trong tình yêu, hôn nhân và làm ăn?